The following questions were asked by Thay during his Dharma classes to test his students’ knowledge and understanding about the topic.  You may find the answers very interesting as every student has different point of views, evidence and different reasons to explain their answer to the question.

These essays are only available in Vietnamese.

 

Sujata và Cunda, ai là người cúng dường cho Đức Phật được nhiều công đức hơn hoặc bằng nhau. Tại sao? Cho biết lý do!”

 

 

Phật tử: Cát Tường

Trong muôn vạn sự cúng dường, có 2 sự cúng dường rất đơn sơ bình dị nhưng đã đi vào lịch sữ và được chính Đức Phật khẵng định là có nhiều phước báu nhất và đầy kỹ niệm trong cuộc đời cũa NGÀI đó chính  là bát cháo sữa của nàng Sujata và canh nắm của anh thợ rèn Cunda.

Trãi qua 6 năm khổ hạnh, chỉ còn da bọc xương Samon Cồ Đàm cơ thể đã bị kiệt sức, chính nhờ bát cháo sữa cúng dường đúng thời điểm, đúng duyên nàng Sujata cung kính dâng lên Samon với tâm từ bi, thân khẩu ý trong sạch, không mưu cầu hay ý niệm nào, hành động đó đã tạo cho nàng 1 cái phước vô lượng trong đời sống vị lai. Chính nhờ bát cháo nầy Ngài đã lấy lại sức và bước vào con đường trung đạo, chứng được đạo quả ngay sau đó.

Sau 49 năm hoằng dương giáo pháp, độ chúng sanh, Ngài nhận biết nhân duyên tịch diệt cũa Ngài đã đến, lại thêm lòng  từ bi muốn tạo phước cho Cunda, Ngài đã nhận bát cháo nấm cũa Cunda, đây cũng chính là sự cúng dường cuối cùng, và bữa ăn cuối cùng trước ngày Phật nhập diệt. Cunda có phước được gặp Phật, được nghe giáo PHÁP tuyệt vời của Đưc Thế Tôn, được cúng dường trai tăng cho Phật đại giác và  chư tỳ kheo tăng, với tâm tịnh tín phục vụ, thân khẩu ý thanh tịnh trang nghiêm, ông đã thành tựu phước báu

KẾT LUẬN :

Do thiện nghiệp nầy, mà người phát tâm tịnh tín cúng dường sẽ được phước báu, sanh vào cõi trời, quyền quí, danh vọng, cao sang, sắc đẹp thông minh…

Giữa Sujata và Cunda thì  phước cũa 2 người không ai giống ai, mỗi người tạo cho mình cái tâm khác nhau, quả phước sẽ khác nhau, tùy theo nghiệp lực và sự tin tấn mà 2 người đã tạo sẽ  dẫn đến tái sanh.  Giã sử: cùng 1 việc làm cúng dường nhưng quả phước sẽ khác nhau, không giống nhau và cũng không cân đo  được.

Nam mô BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

 

Phật tử: Diệu Thu

Sujata có nhân thiện duyên Khởi tâm Cúng dường Bát sữa cho Vị Tỳ kheo tu hành khổ hạnh.  Nhân duyên lớn Ngài giác ngộ tìm ra con đường Trung Đạo, đang lúc Ngài đã kiệt sức nhờ Bát Sữa thanh đạm cao quí giúp Ngài có tinh thần khỏe lại, quan trọng là thời gian đúng lúc nên Công đức Nàng Sujata Cúng dường vị Tỳ Kheo gieo vào ruộng Phước, sự tốt đẹp cho thế gian, từ lúc Sujata dâng Cúng dường bát sữa trước Như Lai thành đạo Đắc Quả Chánh Đẳng Chánh Giác Ngài nhập Cửu Định.

Về Ông Thuần Đà Cúng dường Bát cháo nấm cho Đức Phật trước khi Ngài Niết Bàn

Ngài là Bậc Nhất Thiết Chủng Trí Vô Thượng Điều Ngự.

Ông Cunda có công đức, phước báu to lớn, ông dâng sự cúng dường để cầu bớt khổ, cầu trí tuệ cho Ông và tất cả chúng sanh, như gieo Công đức vào thuở ruộng màu mỡ phì nhiêu.

Giờ cuối mà Ông Cunda được Cúng dường một vị Phật là Bậc Giác ngộ còn tồn tại mãi đến nay, cho nên sự cúng dường của nàng Sujata  và Ông Cunda có Phước báu bằng nhau và nó quí báu hơn bất kỳ sự cúng dường nào trong suốt cuộc đời của Đức Thế Tôn Thân Như Lai đã từ vô lượng vô số kiếp không thọ sự ăn uống.  Đức Thế Tôn là Đấng Toàn Trí Diệu Giác nên Ngài biết rõ nhân quả duyên báo của chúng sanh đời nay con và tất cả chúng sanh nhờ Phật Pháp, nhờ sự giảng dạy của chư Tăng tiếp nối đi theo con đường giác ngộ đem Giáo Phap của Như Lai truyền thuyết khắp nơi nơi nhờ vậy mà chúng con cùng tất cả Chúng sanh biết sự Cúng dường cao quí nhất nơi Phật Pháp Tăng.

Cho nên Chư Tăng là phước đức Cao thượng nhất trong đó có Thánh Tăng và Phàm Tăng Theo đó mà Chúng con cùng chúng sanh được ân triêm Công đức Phụng sự Cúng dường là Y Giáo Phụng Hành.

Nam Mô A Di Đà Phật

 

Phật tử: Diệu Tâm

Trong kinh sách, nhất là trong hai bộ kinh Bổn sanh và Bổn sự, có rất nhiều câu chuyện về tiền thân đức Phật. Ở đây xin nói về kiếp sau cùng, Ngài là Bồ tát bổ xứ Hộ Minh (Vessantara) từ cung trời Đâu Suất tái sanh làm Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhattha Gotama).

Sau sáu năm dài tu khổ hạnh, Thái tử Tất-đạt-đa lúc ấy đã kiệt sức, Sujātā cúng dường bát sữa giúp Ngài hồi phục sức khỏe để có thể tiếp tục tu tập, đây là một nhân duyên lớn để hổ trợ Ngài ngồi thiền nhập định. Kinh Đại Bát Niết Bàn có đoạn nói “Bấy giờ, khi Bồ Tát (sắp thành đạo), ăn uống xong bèn nhập Tam-muội Kim cang. Thức ăn ấy tiêu hóa rồi, Bồ Tát liền thấy tánh Phật, chứng quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.”

Như vậy, nàng Sujātā đang cúng dường Bồ tát Hộ Minh, tiền thân của Thái tử Tất-đạt-đa.

Ông Cunda là đệ tử thời Đức Phật Ca Diếp, khi Phật thọ ký người thành Phật kế tiếp là Thích Ca Mâu Ni, ông có phát nguyện cúng dường buổi ăn cuối cùng cho Phật Thích Ca.

Do nhân duyên đó, khi ông Cunda xin được thỉnh Phật và chư tỳ kheo đến thọ trai, Phật nhận lời. Bằng với cả tấm lòng thành kính, ông dâng lên Phật bát cháo nấm chiên đàn, nấm có độc mà ông không biết nhưng với tâm niệm đây là thức ăn trân quý. Thế Tôn biết đã đến lúc phải tịch diệt, cháo nấm độc là cơ duyên để Ngài nhập Niết bàn, vì lòng từ để giáo hoá chúng sanh, tạo phước cho Cunda nên Ngài dùng bát cháo nấm.

Cũng trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật giảng cho ông Cunda là hai sự cúng dường của Sujātā và Cunda đồng một quả báo lớn và lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác. Ông Cunda thắc mắc rằng, người thọ thực lần trước (Thái tử Siddhattha) còn là thân vô thường, còn nhờ vào ăn uống, còn phiền não, chưa có trí tuệ, Phật nhãn, chưa thể khiến cho chúng sanh được đầy đủ hạnh Bố thí v.v…. Còn người thọ thí lần sau (Phật) đã đầy đủ trí tuệ, có Phật nhãn, phiền não đã dứt, đã có đầy đủ hạnh Bố thí v.v… Như vậy, sao lại nói quả báo hai lần thí thực ấy là như nhau?

Chúng ta cũng muốn biết vì sao Phật lại nói quả báo của hai sự cúng dường trên là như nhau.

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm “Như Lai Thọ Lượng thứ mười sáu” có nói, Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp, thọ lượng của Phật là vô lượng, thân của Phật là Pháp thân, thân trường tồn, thân kim cang. Trở lại kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật dạy, Như Lai không có thân vô thường, không có thân phiền não, từ vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, thân Như Lai đã chẳng dùng đồ ăn uống, vì độ chúng sanh nên mới nói rằng có thọ bát sữa của Sujātā và cháo của Cunda.

Lại nữa, khi Bồ-tát nhập Tam-muội, Bồ-tát phá bốn thứ ma,  Phật vào Niết-bàn cũng phá bốn thứ ma (1.Phiền não ma, 2. Ngủ ấm ma, 3. Tử ma, 4. Thiên ma). Một lần nữa, xin được phép trích đoạn kinh Đại Bát Niết Bàn:

 “Lúc bấy giờ, Bồ Tát tuy chưa thuyết rộng mười hai bộ kinh, nhưng trước đó đã thông đạt rồi; nay sắp vào Niết-bàn, sẽ rộng vì tất cả chúng sanh mà phân biệt diễn thuyết mười hai bộ kinh. Vì vậy cho nên ta nói rằng quả báo của hai lần thí ấy chẳng khác gì nhau.”

Sự cúng dường của nàng Sujātā và ông thợ rèn Cunda đến Đức Phật thật là vi diệu, phải có đủ nhân duyên mới được sanh cùng thời với Đức Phật và được cúng dường đến Ngài. Vậy nên, hiện tại được mang thân người, ta hãy cố gắng tu tập theo giáo Pháp của Như Lai để không còn khổ vì mãi trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Phật tử: Diệu Pháp

Nói về cuộc đời Đức Phật, có rất nhiều chuyện kể về cúng dường, trong đó có hai lần Ngài nhận được sự cúng dường vô cùng đặc biệt. Lần đầu tiên của nàng Sujata và lần cuối cùng của ông Thuần Đà.

Sujata đã cúng dường bát sữa cho Thái tử Siddhartha, đó là lần cúng dường giúp Thái tử lấy lại được tinh thần, hồi phục sức khỏe, tỉnh táo nhìn lại con đường đã đi qua và rút ra bài học cho con đường chân tu phía trước.

Sau khi tìm được đúng hướng đi cho mình, chẳng bao lâu Ngài đã chứng được Phật quả. Đó chính là lần cúng dường vô cùng đặc biệt bởi nó là nhân tố giúp cho sự đắc đạo thành bậc Chánh đẳng Chánh giác.

Và lần cúng dường thứ hai là bát canh nấm của ông Thuần Đà được dâng lên trong bữa ăn cuối cùng của Đức Phật. Thuần Đà là người thợ rèn sống gần rừng Sala hay tin Đức Phật sắp đến đây, là người Phật tử thuần thành, ông đảnh lễ xin cúng dường Phật và chư tăng.

Thiện tâm đó được Đức Phật chứng giám và hoan hỷ nhận lời. Bát canh thơm ngon tự tay ông vào rừng hái nấm để nấu canh, tự tay dâng lên cúng dường nhưng Đức Phật dùng qua nói trong canh có nấm độc và nói tôn giả A Nan không cho bất cứ ai dùng mà phải đem chôn.

Thuần Đà nghe thế trong lòng sợ hãi và ân hận, ông không ngờ vô tình mang tội lớn với Phật. Đức Phật gọi ông đến răn dạy, dặn ông chớ nên hối hận bởi đó không có gì sai trái.

Ngài nhấn mạnh đây chính là một trong hai lần cúng dường đặc biệt nhất trong cuộc đời Ngài. Tâm từ bi của Đức Phật cho ta thấy trước khi nhập diệt, Ngài vẫn lo lắng cho Thuần Đà vì chuyện bát canh nấm mà đổ lỗi cho nhau, Ngài nhấn mạnh:

Lần cúng dường của nàng Sujata và Thuần Đà quý giá như nhau, đem lại công đức vô lượng, công đức bằng nhau và quý báu hơn hết thảy mọi sự cúng dường khác.

Theo con, nếu nói về nhân chưa thành đạo thì sự cúng dường của Sujata có công đức lớn còn nói về quả thì Thuần Đà có công đức lớn hơn vì cúng dường cho vị Phật.

 

Phật tử: Lệ Duyên

Sụata cúng dường bát sửa cho thái tử và ông Thuần-Đà cúng dường bát cháo cho Phật hai người đều có phước bằng nhau. Vì hai vị này cúng dường với tâm chân thật và thanh tịnh, đồng thời họ cúng đúng với ba thời điểm là khế thời, khế cơ và khế lý.

Hai người này cúng dường với thời điểm hy hữu nhất mà muôn triệu người con Phật không ai có được sự may mắn này, đó là khế thời.

Đối tượng mà bà Sujata cúng dường là Bồ-tát Tất-Đạt-Đa lúc ngài chưa thành Phật, còn ông Thuần-Đà cúng dường là một Đức Phật là Bậc đã đạt đến “hữu dư y Niết-bàn” và sấp đạt đến cảnh giới “vô dư y Niết-bàn”, đây là khế cơ.

Cả hai sự cúng dường của bà Sujata và ông Thuần-Đà đều hợp chân lý, đó là những nhân duyên phước đức vô lượng vì đã ủng hộ một Bậc xuất trần đi từ địa vị phàm phu tiến dần đến quả vị cao tốt nhất chứng đắc cảnh giới Niết-bàn rốt ráo, đây là khế lý.

Vì thế mà trong muôn vàn sự cúng dường, có hai sư cúng dường rất đơn sơ và bình dị mà Đức Phật đã khẳng định rằng là có nhiều phước báo và đầy kỷ niệm nhất trong cuộc đời của ngài.  Đó là hai sự cúng dường của bà Sujata và ông Thuần-Đà.

 

Phật tử: Minh Lực

Đứng về phương diện thời điểm, thì nàng Sujata (Tu-xà-da) cúng dường Bồ tát Tất-đạt-đa (ngài hiện thân là thái tử Tất-đạt-đa để thực hành hạnh nguyện cứu độ chúng sanh), còn ông Cunda (Thuần-đà) đối tượng cúng dường là một Đức Phật. Ở phương diện này, chúng ta thấy phước báo của ông Thuần-đà nhiều hơn nàng Sujata, như trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật có dạy: “cho 100 kẻ ác ăn không bằng cho 1 người thiện ăn, cho 1000 người thiện ăn không bằng cho 1 người ngũ giới ăn…. Cúng dường cho 100 vị Bích chi Phật không bằng cúng dường cho 1 Đức Phật ba đời….”. Nhưng xét lại nếu nàng Sujata không cúng dường Bồ tát Tất-đạt-đa, thì Bồ tát Tất-đạt-đa tịch diệt trước khi thành Phật.
Thế nên Đức Phật khẳng định rằng có hai sự cúng dường được nhiều phước báo nhất và bằng nhau trong cuộc đời của ngài là sự cúng dường của nàng Sujata và ông Thuần đà. Mặc dầu hai sự cúng dường rất là đơn sơ và bình dị hơn tất cả các sự cúng dường vĩ đại như ở tịnh xá Trúc Lâm, Kỳ Hoàn hay những buổi trai tăng có hàng ngàn Tỳ kheo của những vị vua hay trưởng giả như vua Tần-bà-xa-la, vua A-xà-thế, trưởng giả Cấp-cô-độc và tín nữ Visakka…..vv…

Tại vì sao? Đó là câu hỏi của chúng ta và nhiều Phật tử.

A) Sự cúng dường của nàng Sujata hội đủ ba tính chất cao cả nhất: thời gian, năng lượng và đạo lý.
1) Thời điểm mà nàng Sujata cúng dường rất là vô cùng thích hợp và đúng lúc, vì lúc đó Bồ-tát Tất-đạt-đa đang kiệt sức.
2) Về mặt năng lượng của đối tượng người nhận là Bồ-tát Tất-đạt-đa, ngài đang cần sự hồi phục sức lực của thân thể và sự minh mẫn của tinh thần để chiến đấu lại ma vương của phiền não và đây là một cơ hội quí báo, một phước điền tối thượng mà nàng Sujata gieo trồng công đức.
3) Về mặc đạo lý, ông cha ta có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì đây là một phước duyên rất lớn, một trợ duyên tối hậu giúp Bồ-tát Tất-đạt-đa chứng đắc được chân lý tối thượng và đạt đến giác ngộ hoàn toàn.
B) Sự cúng dường của ông Thuần-đà. Tại sao ông Thuần-đà cúng dường một bữa cơm đơn sơ lại có nấm độc gây hại đến đức Thế Tôn mà được khen ngợi và phước báo bằng với nàng Sujata?
1) Đức Phật có dạy: ‘tội từ tâm khởi…’ nghĩa là tội lỗi từ tâm mà sinh ra, thì phước báo cũng vậy. Tâm của ông Thuần-đà rất tốt, ông cầu thỉnh đức Phật đồng ý cho ông được cúng dường đến đức Phật lần cuối cùng để ông được những phước báo ở kiếp sau.
2) Đối với chúng sanh thì còn chấp đến việc sanh tử, nhưng đối với bậc giác ngộ viên mãn như đức Phật thì không thành vấn đề.
3) Khi đức Phật ăn bát nấm của ông Thuần-đà thì bát nấm này quả là một nhân duyên lớn để ngài đạt đến cảnh giới Niết-bàn cao tột nhất (vô dư y Niết-bàn), an lạc nhất mà không còn chi phối bởi già, bệnh và chết. Đây chính là đức Phật khẳng định ông Thuần-đà có phước báo vô cùng lớn.

Reference: 

https://phatgiao.org.vn/hai-su-cung-duong-toi-thuong-d37450.html# 

https://vedepphatphap.vn/thai-tu-tat-dat-da-xuat-gia-bieu-tuong-cua-tu-bi-tri-hue-va-dung luc.html